Theo Trường Đại học thuộc Trung tâm Y tế Maryland, tỏi là một trong những loại thảo mộc mang lại một số lợi ích sức khỏe cho người dùng, bao gồm cả việc tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ chống lại bệnh ung thư và làm chậm sự tiến triển của bệnh tim mạch. Tuy nhiên, ở một số người nó lại có thể gây kích ứng dạ dày. Nếu bạn có những triệu chứng của viêm dạ dày hoặc đã được chẩn đoán với tình trạng này, hãy nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi dùng tỏi.
Viêm dạ dày
Viêm dạ dày là rối loạn khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc sưng lên, và có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày. Một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh là khi người bệnh sử dụng các loại thuốc gây kích ứng dạ dày trong thời gian dài, như aspirin hoặc ibuprofen. Một nguyên nhân khác nữa là uống quá nhiều bia, rượu. Ngoài ra mọi người cũng có thể mắc bệnh do nhiễm một loại vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori, một nguyên nhân phổ biến gây ra viêm loét dạ dày. Ngoài ra các nguyên nhân như rối loạn tự miễn dịch, nhiễm virus và căng thẳng cực độ cũng có thể dẫn đến viêm dạ dày. Viêm dạ dày có thể không có triệu chứng, hoặc người mắc bệnh có thể có những triệu chứng như: chán ăn, ợ nóng, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, hoặc có máu trong phân. Viêm dạ dày là bệnh có thể được điều trị khỏi trong một thời gian ngắn nhưng cũng có thể là bệnh mãn tính khiến người bệnh phải chịu đựng trong một thời gian dài.
Chế độ ăn cho người bị viêm dạ dày
Theo trang Drugs.com, một chế độ ăn gồm các đồ ăn nhẹ và dễ tiêu hóa có thể giảm viêm dạ dày rất hiệu quả. Không phải dạ dày của ai cũng có thể tiêu hóa được các loại thực phẩm tương tự nhau. Tỏi được coi cả một loại thảo dược và là một trong những thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày, tỏi gây đau hoặc tạo khí dư thừa cho một số người đang bị viêm dạ dày. Có một số loại rau khác cũng có thể khiến dạ dày của bạn khó chịu như: ớt chuông, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, ớt nóng và hành.
Biện pháp tự nhiên
Tỏi và các loại thực phẩm khác có chứa lưu huỳnh, trong đó có bông cải xanh, cải bruxen, cải bắp, súp lơ và hành tây giúp dạ dày tiết ra chất glutathione, một chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Chất dinh dưỡng và thảo dược bổ sung có thể có lợi cho dạ dày. Các loại kẽm, bột cây du, bột rễ thục quỳ và cam thảo, được biết đến như DGL, tất cả đều có thể giúp chữa lành niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, trà gừng giúp tăng cường lưu thông và tiêu hóa tốt. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình trước khi bổ sung các loại này vào chế độ chăm sóc sức khỏe.
Các loại thuốc chữa trị
Theo một nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 5 năm 1999 của “American Journal of Gastroenterology”, mặc dù một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã xác định tỏi có hiệu quả trong việc ức chế các vi khuẩn H. pylori có thể gây viêm dạ dày, nhưng kết quả này không áp dụng vào con người. Hiệp hội phẫu thuật Cheboygan khuyên: người bệnh nên kết hợp các biện pháp hóa học và thuốc khác sinh trong vòng 2 tuần để có thể loại bỏ được vi khuẩn H. pylori.
Kết luận:
Một số loại viêm dạ dày có thể cần các biện pháp khác để chữa hoặc làm giảm triệu chứng, chẳng hạn như dùng thuốc kháng acid mạnh, và tránh các loại thực phẩm như rượu và các loại thuốc kích thích dạ dày.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết tại đây
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh