Cơ thể con người sản xuất ra hai loại enzyme là enzyme trao đổi chất và enzyme tiêu hóa. Cả hai loại enzymenày đều đóng vai trò quan trọng để cơ thể có thể hoạt động bình thường. Trong đó enzyme tiêu hóa có tác dụng phá vỡ thức ăn, chuyển chúng thành chất dinh dưỡng con người có thể hấp thụ được.
Vai trò của enzim tiêu hóa
Cơ thể con người không thể hấp thụ chất dinh dưỡng trong thức ăn nếu các enzyme tiêu hóa không phá vỡ cấu trúc thức ăn. Men tiêu hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó hỗ trợ hệ thống tiêu hóa xử lý thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể. Men tiêu hóa phổ biến nhất được tiết từ tuyến tụy vào ruột non, và thức ăn sẽ tiến hành xử lý tại đây.
Có ba loại enzymetiêu hóa, được xác định dựa trên vật chất nó xử lý, gồm enzyme Protease phụ trách tách protein thành chuỗi peptide nhỏ và các axit amin, enzyme Lipase phụ trách phân chia axit béo 3 và phân tử glycerol và cuối cùng là Amylse chịu trách nhiệm tiêu hóa carbohydrates.
Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, chất dinh dưỡng có thể được tách khỏi thức ăn rồi được cơ thể hấp thụ và chuyển hóa vào máu đều là nhờ hoạt động của enzyme. Các chất dinh dưỡng và enzyme làm việc với nhau có chức năng như chất xúc tác trong vô số các phản ứng hóa học bên trong cơ thể.
Vai trò của enzyme trong thực phẩm
Trong thực phẩm cũng có sẵn một số lượng enzyme nhất định. Khi thức ăn đã có đủ lượng enzyme quy định, hệ thống tiêu hóa sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Nhai kỹ sẽ giúp nước bọt trộn đều với thức ăn và kích thích những enzyme tự nhiên trong thực phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi thực phẩm nấu quá 118 độ C, nhiệt độ sẽ giết chết hầu hết các enzyme trong thức ăn và làm mất đi một số chất dinh dưỡng. Đây là vấn đề thường gặp ở lối sống xã hội hiện đại với thực phẩm nấu quá chín, đồ ăn nhanh và đồ ăn đã chế biến.
Tiến sĩ Edward Howell, người tiên phong trong việc nghiên cứu enzyme cho rằng con người chỉ có một số lượng men tiêu hóa giới hạn và chất lượng cuộc sống của chúng ta sau này ra sao phụ thuộc vào việc chúng ta đã bảo quản nguồn tài nguyên đó như thế nào. Theo đó, ông cho rằng nếu chúng ta ăn những thực phẩm đã bị mất gần hết enzyme thì cơ thể phải làm việc nhiều hơn để sản xuất ra enzyme bù lại để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa tiến hành đồng hóa chất trong thực phẩm đó. Quá trình sản xuất enzyme liên quan chặt chẽ đến quá trình tiêu hóa và nó tiêu tốn một lượng năng lượng lớn. Khi tiêu thụ thức ăn thiếu enzim, các enzim trong cơ thể sẽ phải hoạt động hết công suất. Các mô như não, tim, phổi, thận, gan và cơ sẽ không nhận đủ lượng enzyme chúng cần để hoạt động bình thường. Theo tiến sĩ Howell, thiếu hụt enzyme chuyển hóa là nguyên nhân chính dẫn đến phần lớn chứng bệnh như bệnh tim mạch, bệnh ung thư, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác.
Enzyme, tuổi tác và các nguồn cung cấp enzyme
Khi chúng ta có tuổi, cơ thể sẽ dần dần mất khả năng sản xuất enzyme, và giảm dần theo chu kỳ mười năm. Lúc đầu, có thể bạn không nhận ra sự khác biệt, nhưng dần dần, bạn sẽ khám phá ra rằng cơ thể bạn không chịu đựng nổi được một số loại thực phẩm mà bạn từng rất thích. Sự từ chối tiếp nhận này thường đi kèm với các cảm giác mệt mỏi, dị ứng và khó tiêu như ợ nóng, đầy bụng, táo bón và thậm chí viêm loét dạ dày. Vậy thay vì tiêu xài nguồn tài nguyên enzyme sẵn có, các bạn có thể bổ sung nguồn enzyme của mình bằng các loại thực phẩm có chứa enzyme như dứa, xoài, kiwi, nho, trái bơ, mật ong nguyên chất, phấn hoa, sản phẩm từ sữa, nấm nước, nấm sữa, nước ép cỏ lúa mì, nước dừa, đồng thời bổ sung chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm tươi ngon. Hạn chế ăn các đồ ăn nấu quá chín hoặc cháy, đồ ăn đã qua xử lý mất các chất dinh dưỡng.
Có thể thấy enzyme là một phần rất quan trọng đối với mỗi chúng ta, lưu ý đến chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp, bổ sung thêm enzyme để đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh.
Dược sĩ Hưng
BIO KING – SỨC MẠNH MEN TIÊU HÓA
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh