HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Bệnh tiêu hóa

    Lúc nào nên lo lắng về chứng táo bón ở trẻ?

    Mặc dù trẻ em có những mô ruột khác nhau, nhưng bé nhà bạn được coi là bị táo bón nếu bé khó khăn khi đi đại tiện hoặc đi ít hơn 3 lần trong 1 tuần. Phân lớn, khô và cứng cũng là biểu hiện của táo bón. Tình trạng này có thể khiến bé khó chịu và bố mẹ thì lo lắng.

    Nguyên nhân
    Trẻ em có nhiều khả năng bị táo bón nếu chúng ăn một chế độ ăn ít chất xơ từ các nguồn như: các loại rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, theo  Healthy Kids website. Các nguyên nhân khác bao gồm việc bé ăn nhiều các loại thực phẩm tinh chế, chẳng hạn như kẹo; thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như chuyển từ sữa mẹ với sữa bò hay bắt đầu chế độ ăn dặm.

    Ảnh hưởng đến trẻ

    Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, phần cuối của ruột già có các cơ, bị thắt chặt trong suốt thời gian bé bị táo bón và không cho phân đi qua. Phân sẽ trở nên khô hơn, cứng hơn và khiến trẻ gặp khó khăn hơn để đẩy phân ra ngoài. Táo bón có thể khiến người bệnh bị đau, cho nên trẻ bị táo bón thường có xu hướng nhịn đi đại tiện để tránh cảm giác đau đớn này.

    Khi nào thì nên lo lắng

    Học viện bác sĩ gia đình Mỹ khuyến cáo rằng, trẻ bị táo bón không phải là vấn đề hiếm gặp, vì vậy, đừng quá lo lắng nếu vấn đề kéo dài trong một vài ngày. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài trong hai tuần hoặc nhiều hơn, con bạn có thể sẽ bị táo bón mãn tính và cần phải đến bác sĩ nhi khoa để thăm khám.

    Điều trị
    Việc quan trọng đầu tiên mà bố mẹ nên làm là cho bé uống nhiều chất lỏng hơn như: nước và nước trái cây để làm mềm phân. Tăng lượng chất xơ con bạn ăn mỗi ngày, bằng cách bổ sung thêm  nhiều trái cây và súp rau vào chế độ ăn hàng ngày của bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm có thể gây ra táo bón, như: sữa bò,  pho mát và cà rốt nấu chín. Trong trường hợp nặng, bác sĩ nhi khoa có thể kê toa thuốc nhuận tràng hay thuốc xổ cho bé.

    Mặc dù bố mẹ có thể mua  thuốc nhuận tràng và thuốc làm mềm phân không kê theo toa, nhưng, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ cảnh báo rằng, không nên tự chữa trị chứng táo bón cho trẻ bằng bất cứ phương pháp nào mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.


    SANTAFE NEW – HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi rất yên tâm khi sử dụng sản phẩm của Dược An Bình. Từ khi sử dụng PHARZUBEST – Bổ sung vitamin và khoáng chất, sức khoẻ của tôi được cải thiện nhiều.
    Quang Trần
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội