Tình trạng trẻ bị táo bón thường khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng và sốt sắng tìm cách khắc phục. Cha mẹ càng lo hơn khi thấy con bị táo bón sau thời gian tới lớp, bởi cha mẹ không thể trực tiếp chăm lo cho chế độ dinh dưỡng của con. Tuy nhiên, vẫn có những cách khắc phục hợp lý tình trạng này.
Nguyên nhân trẻ đi lớp bị táo bón
Trẻ em rất dễ bị táo bón, đặc biệt ở các giai đoạn chuyển tiếp từ ăn lỏng sang ăn đặc – khi dạ dày của trẻ chưa kịp thích nghi và xử lý thức ăn phức tạp; học cách ngồi bô một mình; hoặc bắt đầu đến trường – đồng nghĩa bé phải thích nghi với một môi trường hoàn toàn mới.
Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi nhiều cha mẹ phàn nàn về tình trạng bé đi ngoài ít hơn (táo bón) sau ít ngày đi học. Đây là hiện tượng khá phổ biến, ít gây nguy hiểm tức thì nhưng có thể để lại nhiều phiến toái cho bé. Nếu không kịp thời khắc phục, bé có thể bị lười ăn, chậm lớn, thậm chí suy dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến trẻ bị táo bón trong những ngày đi học lại hoặc mới đi học. Ngoài chưa thích nghi ngay với chế độ dinh dưỡng mới, uống ít nước, trẻ có thể bị táo bón do nín nhịn lâu, hoặc quá mải vui nên quên việc đi tiêu.
Mặt khác, trẻ cũng có thể bị táo bón do sự khác biệt thói quen vệ sinh tại nhà trường và gia đình. Tại gia đình, bé có thể ngồi bô, tâm lý lại rất thoải mái khi yêu cầu người thân cho đi vệ sinh. Ở trường, bé có thể e ngại, cố gắng nhịn tiêu vì thấy nhà vệ sinh… khác nhà mình, hoặc tâm lý mắc cỡ khi nhờ thầy cô giáo.
Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi lớp
Với các trẻ gặp tình trạng này, cha mẹ cần tích cực theo dõi việc đi tiêu của con ở nhà, và hướng dẫn, tập cho con phản xa đi tiêu vào giờ cố định trong ngày. Cha mẹ cũng nên tìm hiểu để biết về các vấn đề bé gặp phải khi đi vệ sinh ở nơi khác thay vì ở nhà, đặc biệt tại trường. Nếu do thời gian bị hạn chế hoặc trẻ quá mắc cỡ, cha mẹ có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên của con để cùng giải quyết vấn đề.
Khi trẻ bị táo bón, chế độ dinh dưỡng cần được điều chỉnh thích hợp bằng việc thay đổi các loại thực phẩm bé đang dùng, nhằm giúp bé đi tiêu phân mềm hơn và không gây đau.
Cha mẹ có thể tham khảo các loại nước trái cây phù hợp cho trẻ theo từng độ tuổi, cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Chế độ ăn cho trẻ cần đủ 4 nhóm thực phẩm, đặc biệt tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.
Tuy nhiên, đừng ép bé phải ăn cho được các thức ăn này, tránh tạo cho trẻ tâm lý sợ hãi, căng thẳng. Hãy động viên, khuyến khích trẻ hấp thụ thức ăn tăng cường, đồng thời đảm bảo đủ các nhóm chất cần thiết khác để tránh bị táo bón.
SANTAFE NEW – HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ TÁO BÓN
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- Lựa chọn men tiêu hóa sống cho hệ tiêu hóa…
- Lúc nào nên lo lắng về chứng táo bón ở…
- Một số phương pháp để bảo vệ dạ dày
- Các cách điều trị viêm đại tràng tự nhiên
- Các bệnh về đại tràng thường gặp
- Ợ chua và các loại thuốc kháng axit
- Nguyên nhân chảy máu trực tràng sau khi tập thể…
- Các nguyên nhân gây đau bụng, đau dạ dày