Táo bón là một trong những chứng bệnh thường gặp ở người trên 65 tuổi. Theo số liệu thống kê, có khoảng 1/3 người cao tuổi tự nhận mình bị táo bón. Và có ít nhất 25% người cao tuổi là nam và 34% người cao tuổi là nữ mắc căn bệnh “quái ác” này.
Táo bón được định nghĩa chính là tình trạng bệnh nhân đi đại tiện khoảng trên 3 – 4 ngày 1 lần hoặc ít hơn 2 lần trong 1 tuần lễ. Táo bón còn có thể xuất hiện đột ngột được gọi là táo bón cấp tính. Tình trạng táo bón kéo dài nhiều tháng nhiều năm được gọi là táo bón mạn tính. Táo bón ở người cao tuổi thường gặp có thể là do người cao tuổi ăn uống không đúng cách, thay đổi lối sống sinh hoạt (giờ giấc, chế độ ăn uống, trạng thái tâm lý…) và ít vận động…
Theo y học cổ truyền, có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón như do khí hư, huyết hư, do nhiệt tà tích tụ ở đại trường; do âm hư sinh nội nhiệt; do ăn nhiều thức ăn cay nóng. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi sinh hoạt, vận động thì có thể áp dụng một số bài thuốc sau:
Biểu hiện của bệnh táo bón
Bài thuốc trị táo bón ở người cao tuổi
Thể khí hư: Thường gặp ở người cao tuổi, thể trạng hư yếu, người mệt mỏi…
Bài 1: Rau má 16g, cỏ mực 20g, chỉ xác 12g, đại hoàng 5g, trần bì 12g, sinh địa 12g, sa sâm 16g, hoàng kỳ 10g, kim ngân hoa 14g, cam thảo 12g, phòng sâm 16g, bạch thược 12g, bạch linh 10g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 350ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 2: Lấy 5 hạt hạch đào nhân ăn trước khi ngủ, uống thêm 1 ly nước ấm, sau khi đi cầu được rồi thì có thể ăn tiếp mỗi lần 3 – 5 hạt, ăn liên tục trong vòng 1 – 2 tháng, giúp bổ thận nhuận tràng.
Thể huyết hư: Người bệnh gầy, ăn uống kém, người mệt.
Bài 1: Cam thảo 10g, thiên môn 16g, mạch môn 16g, hoa kim ngân tươi 15g, đương quy 16g, thục địa 16g, hà thủ ô 16g, đại táo 10g, bạch thược 12g, chỉ xác 12g, đào nhân 12g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 350ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Bài 2: Rau má 20g, sinh địa 12g, chỉ xác 10g, đào nhân 12g, kê huyết đằng 15g, đại táo 12g, sơn tra 10g, thảo quyết minh (sao vàng) 16g, đương quy 16g, sa sâm 16g, mộc thông 12g, hà thủ ô 16g, cỏ mực 16g, tang diệp 16g. Tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước sắc còn 350ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Thể nhiệt: Người bệnh miệng khô, khó ngủ người khó chịu, ăn kém dùng bài thuốc: hồng hoa 10g, rau má 20g, cỏ mực 20g, cát căn 16g, đại táo 12g, trần bì 12g, chỉ xác 12g, phòng sâm 16g, đương quy 16g, thiên môn 16g, mạch môn 16g, đào nhân 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Rau má có tác dụng nhuận tràng và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.
Ngoài ra, có thể lấy dùng lá hoặc rễ hẹ một nắm nhỏ, rửa sạch đem giã lấy khoảng 1 cốc nước, thêm chút nước ấm và rượu để uống. Cũng có thể dùng hạt hẹ sao qua, tán bột, mỗi lần dùng 3g, ngày 3 lần, giúp nhuận tràng thông tiện, trị bệnh táo bón ở người già do chức năng co bóp của đường ruột suy giảm.
Lưu ý: Để phòng bệnh táo bón, nên ăn nhiều rau, hoa quả chín, kiêng ăn các chất cay nóng, khô cứng, uống đủ nước (1,5 – 2 lít nước/ngày), vận động tập luyện vừa sức, tránh ngồi lâu. Ngoài ra, có thể dùng viên xơ mỗi ngày. Đối với những bệnh nhân mắc một số các bệnh mạn tính khi sử dụng các bài thuốc trên phải theo đơn của các nhà chuyên môn.
Theo SKĐS
SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh