Táo bón gây đau bụng nhiều ở trẻ em hơn các bệnh khác và đây là một căn bệnh phổ biến và nhiều người gặp phải. Một chuyên gia y tế Châu Âu có nói như sau: ” Bất kỳ ai cũng có thể bị táo bón.”
Nhiều trẻ em bị mắc chứng táo bón
Theo ý kiến chuyên gia, cho biết sỏi thận ít gây đau bụng ở trẻ em hơn nhiều so với táo bón. Táo bón là nguyên nhân đầu tiên khi một đứa trẻ kêu đau bụng mãi không dứt, đồng thời là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến một đứa trẻ “ làm ướt” giường, và nếu một đứa trẻ từ chối ị vào bô thì táo bón cũng sẽ là đối tượng tình nghi số một.
Người ta ước tính khoảng 1-30% trẻ em bị mắc chứng táo bón, nhưng không biết có bao nhiêu trẻ bị bệnh. Một phần là vì có quá nhiều định nghĩa khác nhau về táo bón: đi ngoài không thường xuyên, đi ngoài đau rát hay mất hàng giờ mới đi ngoài được. Định nghĩa chuẩn nhất của chứng táo bón là phân quá khô. Phân đi vào ruột già hoặc ruột kết dưới dạng chất lỏng. Ruột già sẽ có nhiệm vụ hút nước. Quá trình hút nước quá dài sẽ dẫn đến táo bón ( Ngược lại, bệnh tiêu chảy là do phân đi qua ruột già quá nhanh).
Táo bón là một vòng luẩn quẩn dai dẳng
Táo bón là một trở ngại đáng kể và trở ngại đó lớn lên theo thời gian. Khi tình trạng táo bón kéo dài, thành ruột già sẽ bị giãn rộng ra, các cơ làm nhiệm vụ tống chất thải ra ngoài sẽ yếu đi và một khi các cơ trở nên yếu đi, phân sẽ tốn nhiều thời gian mới đi qua được ruột kết. Một vòng luẩn quẩn được hình thành.
Có thể điều này sẽ khiến bạn ngạc nhiên nhưng trẻ em mắc các chứng như tự kỷ hay hiện tượng rối loạn tăng động giảm chú ý ( ADHD) dễ bị táo bón. Chữa trị tốt táo bón ở trẻ có thể cải thiện tâm trạng, hành vi và sự tập trung của các em.
Trên thực tế, cho dù các bậc phu huynh và y bác sĩ đã giải quyết sơ bộ hiện tượng táo bón thì ruột già vẫn bị ảnh hưởng trong vài tháng. Trong thời gian bị táo bón, phần cơ trong ruột ra bị kéo giãn tương đương với cơ trong tai. Các cơ này phải mất vài tháng mới hồi phụ cho nên nếu không chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt, chứng bệnh dễ dàng quay lại.
Bởi vậy, bạn nên chữa trị táo bón càng sớm càng tốt với một chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý, lành mạnh và tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc tây, tránh tác dụng phụ gây táo bón, nếu cần thiết, các bạn có thể sử dụng thêm các loại thuốc hỗ trợ điều trị táo bón.
Dược sĩ Hưng
SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh