Bất cứ một rối loạn nào cũng có thể khiến bạn bị đau dạ dày vào ban đêm. Đó có thể là kết quả của dị ứng thực phẩm hay rối loạn đường ruột, ợ nóng hay những bệnh nghiêm trọng hơn chẳng hạn như: phình bụng hoặc một khối u. Đau dạ dày có thể xuất phát bất cứ nơi đâu từ miệng đến lá lách của bạn. Nó có thể chỉ liên quan đến dạ dày hay có thể bị gây ra bởi sự kích thích trong ruột, gan hay thận.
Ợ nóng
Khi acid từ dạ dày đi lên, nó có thể chặn thực quản và gây ra cảm giác khó chịu ở vụng bụng và trào lên cảm giác bỏng rát từ mật. Ợ nóng thường xuất hiện khi bạn nằm xuống, đặc biệt là khi bạn vừa mới ăn xong mà đã đi nằm ngay. Việc ăn các thức ăn như ớt cay, sô cô la, trái cây có múi, hành tây, cà chua hay thực phẩm có dầu mỡ vào buổi tối có thể dẫn đến chứng ợ nóng và đau dạ dày. Chứng sa ruột là một tình trạng có thể khiến một phần dạ dày của bạn đẩy lên qua cơ hoành và cũng gây ra chứng ợ nóng vào ban đêm.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích, hay IBS là một tình trạng có thể ảnh hưởng đến dạ dày và gây ra cơn đau cho dạ dày vào cuối ngày. IBS thường bị kích thích khi bạn bị căng thẳng, vì vậy nếu bạn đang trải qua một ngày tồi tệ, dạ dày của bạn cũng sẽ gặp rắc rối như tâm trạng của bạn vậy. Những triệu chứng khác cho thấy bạn đang bị hội chứng ruột kích thích là đầy hơi dạ dày kéo dài và dường như có dấu hiệu thuyên giảm vào ban đêm khi bạn chìm sâu vào giấc ngủ. Tình trạng này cũng có thể khiến bạn bị táo bón hay tiêu chảy. Các triệu chứng khác bao gồm: đau đầu, giấc ngủ chập chờn, đi tiểu nhiều hơn bình thường và buồn nôn.
Loét dạ dày
Theo Trung tâm Y tế Thuộc trường Đại học Marylan, đau dạ dày vào ban đêm thường xảy ra khi bạn bị loét dạ dày. Loét dạ dày gây ra do viêm nhiễm vi khuẩn H.Pylori, hay do dùng các thuốc chống viêm như ibuprofen, aspirin trong thời gian dài. Rất nhiều triệu chứng của bệnh này giống với ợ nóng và thường xảy ra sau khi bạn ăn thức ăn cay hay nhiều dầu mỡ. Bên cạnh triệu chứng đau, người bệnh còn bị ợ hơi, nôn mửa và giảm cân không mong muốn. Căng thẳng, áp lực cũng góp phần khiến dạ dày thêm đau. Bạn nên tránh dùng caffeine, cồn và hạn chế ăn uống vào ban đêm để ngăn ngừa các triệu chứng, nhưng nên đến ngay bệnh viện nếu bạn bắt đầu nôn ra máu hay đau xé ruột xé gan ở bụng.
Cảnh báo
Theo trang MedlinePlus, nếu như cơn đau dạ dày chỉ thỉnh thoảng xảy ra, thì bạn chỉ cần áp dụng các cách chữa trị tại nhà và thay đổi chế độ ăn. Nhưng nếu cơn đau xảy ra thường xuyên và kéo dài 1 tuần thì bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám. Bạn nên được chăm sóc ý tế nếu khi đi nằm bạn bị khó thở, đau ngực hay đau dạ dày cùng cực. Nếu bạn bị ung thư hay đang mang thai, bạn không nên làm lơ những dấu hiệu này, hãy nhanh chóng đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Dược sĩ Hưng
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh