Ung thư dạ dày là dạng ung thư nguy hiểm và phổ biến trên thế giới, đứng hàng thứ 3 trong 10 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam. Ước tính hàng năm Việt Nam có 15.000 ca được chẩn đoán và có khoảng 11.000 ca tử vong.
Ung thư dạ dày phát hiện giai đoạn sớm chỉ cần cắt “hớt” niêm mạc dạ dày, không phải cắt bỏ dạ dày và cơ hội khỏi bệnh lên đến 99%. Tỷ lệ sống còn sau 5 năm là lớn hơn 90%. Trong khi đó tỷ lệ này ở giai đoạn muộn chỉ là 5%.
Triệu chứng của ung thư dạ dày
Triệu chứng của ung thư dạ dày thường khá mơ hồ, không đặc hiệu và thường gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là trong giai đoạn sớm của bệnh.
– Triệu chứng giai đoạn sớm: Ăn không tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn không ngon miệng…
– Triệu chứng giai đoạn trung bình: Mệt mỏi, đầy bụng sau ăn.
– Triệu chứng giai đoạn muộn: Thường xuyên đau bụng, nôn và buồn nôn, đi kèm với rối loạn tiêu hóa, sút cân, nuốt nghẹn, đại tiện ra phân đen (do xuất huyết tiêu hóa)…
Ung thư dạ dày đa phần được phát hiện ở giai đoạn muộn
– Do triệu chứng giai đoạn sớm của ung thư dạ dày là mơ hồ, không đặc hiệu, gây tâm lý chủ quan của người bệnh.
– Rất ít người bệnh đi thăm khám định kỳ.
– Người bệnh lo ngại nội soi dạ dày trong khi đây là phương pháp chủ yếu chẩn đoán ngay cả trong giai đoạn sớm. Do triệu chứng có vẻ “không có gì” nên người bệnh có tâm lý muốn lướt qua nỗi “ám ảnh nội soi”.
Việc ám ảnh nội soi dạ dày có thể nói là tâm lý chung của hầu hết mọi người. Thực ra thì về phương diện kỹ thuật là một thủ thuật an toàn và đơn giản. Các máy nội soi ngày càng “tí hon hóa” tạo sự dễ chịu trong khi soi. Hơn nữa bệnh nhân có thể lựa chọn nội soi qua đường mũi, một kỹ thuật mà máy soi chỉ bằng khoảng 1/4 so với dây soi tiêu chuẩn và do đi bằng đường mũi nên bệnh nhân hoàn toàn có thể cười nói trong lúc nội soi. Ngoài ra nội soi dạ dày gây mê cũng là một lựa chọn rất tốt.
Nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày
– Nhiễm HP (Helicobacter Pylori): Nhiễm trùng do vi khuẩn mãn tính với HP là yếu tố nguy cơ mạnh nhất đối với ung thư dạ dày. HP nhiễm trùng có liên quan với viêm dạ dày teo mãn tính. Bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày kéo dài có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày tăng gấp 6 lần.
– Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn giàu rau muối, cá muối, muối, và các loại thịt hun khói tương quan với tỷ lệ gia tăng của bệnh ung thư dạ dày. Ngược lại chế độ ăn bao gồm trái cây và rau quả giàu vitamin C có thể có một tác dụng bảo vệ dạ dày.
– Hút thuốc có liên quan với tỷ lệ tăng của bệnh ung thư dạ dày, phụ thuộc vào liều lượng, số lượng điếu thuốc và thời gian hút thuốc. Ngừng hút thuốc lá làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
– Đã phẫu thuật: Phẫu thuật dạ dày làm thay đổi độ pH bình thường của bộ phận này, có thể dẫn đến chuyển sản niêm mạc dạ dày, phát triển thành ung thư.
– Yếu tố di truyền: Khoảng 10% trường hợp ung thư dạ dày có nguồn gốc gia đình.
– Thiếu máu ác tính: Thiếu máu ác tính liên quan đến viêm dạ dày teo tiến triển và sự thiếu hụt yếu tố nội tại là một yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày.
– Các virus Epstein-Barr có thể được liên kết với một hình thức (<1%) bất thường của ung thư dạ dày.
– Bệnh béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vùng tâm vị dạ dày.
– Phơi nhiễm phóng xạ: Người sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử có tỷ lệ tăng bệnh ung thư dạ dày. Nhóm người khác tiếp xúc với bức xạ cũng có thể có gia tăng tỷ lệ bệnh.
– Việc sử dụng thuốc bisphosphonates dạng uống có liên quan với tăng nguy cơ ung thư thực quản hoặc dạ dày.
Phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm
Duy trì đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt ở những người trên 40 tuổi mặc dù có thể không có triệu chứng bệnh tật. Cần cảnh giác khi có những triệu chứng tiêu hóa dù mơ hồ, nội soi định kỳ mỗi 2 năm. Phòng ngừa ung thư dạ dày Có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố nguy cơ:
– Điều trị nhiễm trùng do Helicobacter Pylory.
– Không hút thuốc lá.
– Tránh ăn các thức ăn nhiều muối, nhiều gia vị hoặc chứa nhiều chất hóa học như nitrat (có thể biến thành nitrosamin là chất sinh ung thư).
– Dùng nhiều thức ăn như rau cải, cam chanh, nhiều vitamin C… Những chất này có tác dụng bảo vệ không gây ung thư dạ dày và một số ung thư khác. Cuối cùng, cùng lúc với những biện pháp đã kể trên cần thiết phải khám định kỳ để phát hiện tổn thương nếu có. Đây cũng có thể coi là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu “tình trạng muộn” bi đát của ung thư dạ dày.
Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Vĩnh
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin (TP HCM)
DALOVI – SỰ HỒI SINH CỦA DẠ DÀY
Xem chi tiết tại đây.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi