Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất đa dạng như chế độ ăn uống không phù hợp, sử dụng thuốc, bệnh lý của cơ thể… và đặc biệt là sự thay đổi chế độ ăn đột ngột khi trẻ bắt đầu ăn dặm cũng sẽ gây nên hiện tượng rối loạn tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa thường gây nên những triệu chứng sau: nôn trớ, đầy hơi, trướng bụng, tiêu chảy, táo bón….Theo các chuyên gia, đối với những trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường tại đường tiêu hóa thì khả năng hấp thu và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bị ảnh hưởng và diễn tiến lâu dài dẫn đến còi xương và suy dinh dưỡng.
Dưới đây là một số những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ:
Trào ngược dạ dày thực quản
Sau khi nuốt xong, thức ăn sẽ đi từ miệng xuống tới ống thực quản, sau đó đi vào dạ dày. Ở chỗ thực quản nối với dạ dày sẽ có một số cấu trúc đặc biệt làm thực quản đóng lại, giúp thức ăn không bị trào ngược trở lên khi dạ dày co bóp, trong đó quan trọng nhất đó chính là cơ hoành và cơ vòng dưới thực quản. Trong một số trường hợp, do bất thường trong cấu trúc cơ hoành hoặc thường gặp hơn là do cơ vòng dưới thực quản thường xuyên giãn ra, khi dạ dày co bóp mạnh mẽ, gây nên luồng thức ăn bị trào ngược lên trên.
Đây được gọi là hiện tượng trào ngược – dạ dày thực quản ở trẻ. Theo các chuyên gia, tỷ lệ trẻ mắc bệnh này rất cao (khoảng 2/3 trẻ). Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ mất dần khi cấu trúc của đường tiêu hóa dần hoàn chỉnh và chế độ ăn cũng đặc dần. Lúc này, chỉ còn khoảng 5% trẻ vẫn tiếp tục bị trào ngược sau thời điểm 1 tuổi. Nhóm trẻ này dễ có nguy cơ xuất hiện các biến chứng của trào ngược, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và tình trạng trào ngược sinh lý trước kia và giờ trở thành bệnh lý.
Tuy nhiên, không phải bậc phụ huynh nào cũng phát hiện được tình trạng trào ngược dạ dày là sinh lý hay bệnh lý. Theo các chuyên gia nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn vui vẻ, lên cân tốt và không bị khò khè tái đi tái lại… thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý. Và nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi, chậm lên cân, gầy gò, sợ ăn, khò khè và viêm phổi tái phát nhiều lần… thì nhiều khả năng trào ngược đã trở thành bệnh lý và có các biến chứng.
Vậy biến chứng của hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản là gì? Theo các bác sỹ, khi bị trào ngược dạ dày thực quản, hệ hô hấp của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ bị ho khò khè kéo dài mà không đáp ứng với các điều trị thông thường. Ngoài ra, trẻ bị trào ngược dạ dày còn xuất hiện những biến chứng như mòn răng, viêm tai, viêm xoang, còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển và về lâu dài có thể đưa tới những rối loạn phát triển hành vi.
Tiêu chảy
Tiêu chảy cũng được xem là chứng bệnh thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể gây mất nước, mất chất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù chất điện giải kịp thời.
Để phòng bệnh tiêu chảy, các bậc phụ huynh cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, cần thực hiện chế độ ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi ăn. Khi trẻ bị tiêu chảy, ngoài việc bù nước và chất điện giải, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp cơ thể chóng phục hồi và không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.
Loạn khuẩn đường ruột
Theo các chuyên gia, loạn khuẩn đường ruột chính là tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn ở trong ruột. Thông thường, trong đường ruột của người có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với khoảng 500 – 1.000 loài khác nhau, trong đó có khoảng 85% lợi khuẩn và khoảng 15% hại khuẩn. Nếu duy trì ở tỷ lệ trên thì đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng tốt thì lúc này quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng vi khuẩn gây bệnh đường ruột.
Ngược lại, nếu tỷ lệ bên trên bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn sẽ giảm xuống, hại khuẩn có dịp sinh sôi nảy nở, tạo ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột với những triệu chứng thường gặp như đi ngoài phân lỏng và phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy hoặc một ít máu, thậm chí có thể kèm theo cảm giác đầy bụng và sốt nhẹ. Trong một vài trường hợp, loạn khuẩn đường ruột nặng, không được điều trị đúng, điều trị sớm, trẻ có thể bị mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức và lâu dần sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia, loạn khuẩn đường ruột thường xuất hiện sau khi trẻ dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để trị các bệnh viêm họng, viêm amidan hoặc viêm phổi… Tình trạng suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lý hoặc thay đổi thời tiết cũng có thể gây ra loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ. Khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, cần cho trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ định, cha mẹ không tự ý cho trẻ dùng chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa vì dùng không đúng, tình trạng bệnh sẽ không được cải thiện.
Các bậc cha mẹ nên nắm rõ những tác động trên đến hệ tiêu hóa ở trẻ để có biện pháp khắc phục và bảo vệ trẻ một cách tốt nhất nhé.
Táo bón
Cùng với tiêu chảy thì táo bón được xem là một trong những rối loạn tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ. Táo bón có thể gây ra những nguy hiểm như viêm ruột, thậm chí là thủng ruột…Nguyên nhân gây táo bón được biết đến là do chế độ ăn nhiều dầu mỡ, ít chất xơ…ngoài ra, sữa bột, sữa bò…cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ.
Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày. Đồng thời, cần tuân thủ chế độ ăn hợp lý, nhiều rau xanh, hoa quả tươi và chất xơ…
Ngoài ra, một giải pháp an toàn, ít tác dụng phụ và giải quyết tận gốc của vấn đề táo bón một cách bền vững là dùng sản phẩm có bổ sung chất xơ innulin – là loại chất xơ hòa tan chiết xuất từ thiên nhiên và dùng men tiêu hóa sống.
– Chất xơ có tác dụng làm cho phân được liên kết với nhau, làm mềm phân, đồng thời là nơi mà các vi sinh vật có lợi (men tiêu hóa sống) làm tổ và sinh sống.
– Men tiêu hóa sống: Là các chủng vi sinh vật có lợi cộng sinh tại ruột non. Trong quá trình cộng sinh tại ruột non sẽ sản sinh ra các Enzim giúp cho thức ăn được tiêu hóa, đồng thời nó cạnh tranh môi trường sống của vi sinh vật có hại, giúp cơ thể chống lại và đào thải các vi sinh vật có hại, làm cho hệ tiêu hóa được khỏe mạnh.
Santafe là sản phẩm được sản xuất với thành phần gồm Innulin là chất xơ thiên nhiên hòa tan được nhập khẩu trực tiếp từ Vương quốc Bỉ (made in Belgium), cùng với men tiêu hóa sống là 2 chủng vi sinh vật có hoạt lực mạnh nhất: Lactobacilus acidophilus La-5 và Bifidobacterium Bb-12 được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch bởi Công ty Ch. Hansen, bằng công nghệ bao vi nang Polysaccharide Matrix hiện đại nhất thế giới. Santafe thực sự là giải pháp an toàn và hiệu quả cho việc phòng chống táo bón đến từ thiên nhiên.
Dược sĩ Hưng
Santafe – Xua tan nỗi lo táo bón
Xem chi tiết tại đây.
Quý khách có thể tìm mua sản phẩm Santafe tại tất cả các hiệu thuốc trên cả nước hoặc liên hệ trực tiếp tới văn phòng đại diện theo số điện thoại : 0903 235 129 – 04 3577 2507 để được tư vấn.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi