Theo số liệu thống kê gần đây nhất, ở Việt Nam có khoảng 10% dân số bị viêm loét dạ dày – tá tràng mạn tính, đặc biệt những người có nhóm máu O chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 43%), nhóm máu AB thấp nhất (chỉ khoảng 2%).
Loét dạ dày được xem là một chứng bệnh dạ dày bị “ăn mòn” hoặc gặp phải những tổn thương nhất định. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, vẫn có những giải pháp để có thể ứng phó tình trạng này.
Loét dạ dày tá tràng là gì?
Loét dạ dày tá tràng là hiện tượng lở loét phát triển trên niêm mạc dạ dày, tạo thành những vết loét đc gọi là loét dạ dày. Tại Mỹ, có khoảng 25 triệu người mắc viêm loét dạ dày tá tràng ít nhất một lần trong suốt cuộc đời.
Nguyên nhân gây viêm loét
Nhiều người cho rằng, thực phẩm không phù hợp, nhiều gia vị và tình trạng căng thẳng là nguyên nhân chính của viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng, bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn được gọi là H. pylori. Tuy nhiên, nguyên nhân lây lan của loại vi khuẩn này hiện vẫn chưa được xác định rõ. Một số người tin loại vi khuẩn này lan truyền là do tiếp xúc gần gũi như hôn hoặc thậm chí thông qua thức ăn và nước. Ngoài ra, bệnh còn có thể phát triển do mất cân bằng bảo vệ, do vi khuẩn và tác dụng phụ của một số thuốc (Piroxicam, Aspirin…), trào ngược mạn tính các chất bài tiết của tụy, mật, acid mật hoặc do hội chứng Zollinger – Ellison.
Ai có nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng?
Phụ nữ và những người lớn tuổi có nhiều khả năng mắc viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những người đàn ông trẻ tuổi có nhiều khả năng mắc viêm loét hơn. Điều này có liên quan đến việc thường xuyên sử dụng asprin.
Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng, rượu, thuốc lá và cà phê cũng góp phần vào việc làm tăng khả năng mắc viêm loét dạ dày.
Bệnh nhân ung thư có thể có nguy cơ mắc viêm loét nếu trải qua điều trị bức xạ hoặc hóa trị liệu. Mặt khác, loét dạ dày tá tràng cũng có thể gặp ở những bệnh nhân xơ gan, xơ nang, bệnh Crohn và HIV.
Các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng
Các dấu hiệu thông thường của viêm loét dạ dày bao gồm:
- Đau vùng thượng vị. Cơn đau thường kéo dài khoảng 30 phút đến 2 giờ, cơn đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng.
- Ợ nóng
- Buồn nôn hoặc nôn
- Đi ngoài phân đen
- Giảm cân
- Đau tức vùng ngực
Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
Để kiểm tra tình trạng viêm loét, các bác sỹ sẽ kiểm tra sự xuất hiện của vi khuẩn H. pylori bằng cách phân tích máu, phân hoặc hơi thở của bệnh nhân.
Ngoài ra, phương pháp nội soi cũng có thể được tiến hành. Điều này sẽ giúp các bác sỹ tìm hiểu xem vết loét đó như thế nào, có gây thủng dạ dày hay không và có những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe không?
Sau đó các bác sỹ sẽ tiến hành sinh thiết dạ dày. Trong sinh thiết, bác sỹ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ một vùng trông bất thường của dạ dày, và sau đó một bác sỹ khác quan sát các mô dưới kính hiển vi. Đôi khi X-quang dạ dày cũng được dùng để thay thế những phương pháp trên.
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Có rất nhiều phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Thông thường, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc. Đó là những loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H. pylori. Nhưng một số chủng kháng với thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, một số loại thuốc cũng được sử dụng để làm ngừng sản xuất axit. Thuốc ức chế bơm proton, omeprazole, và một số loại thuốc khác có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân viêm loét do sử dụng quá nhiều aspirin.
Đôi khi phẫu thuật là cần thiết nếu vết loét đã đến giai đoạn chảy máu, ung thư dạ dày hoặc thủng dạ dày. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ sai sót trong phẫu thuật đã khiến số lượng bệnh nhân tử vong tăng lên đáng kể.
Một phương pháp khác đã và đang được sử dụng rộng rãi đó là dùng các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên, vừa có tác dụng điều trị hiệu quả tình trạng viêm loét dạ dày, vừa không để lại tác dụng phụ nào.
Sản phẩm DALOVI bao gồm các thành phần thảo dược được sản xuất bằng công nghệ hiện đại (công nghệ HDC) giúp giải quyết đồng thời các nguyên nhân triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng:
* Cao chè dây: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori, kháng viêm là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày- tá tràng.
* Rotundin: Có tác dụng an thần, giảm stress là nguyên nhân làm tăng tiết axit của dạ dày.
* Curcumin: Chống oxi hoá, kích thích liền sẹo. Curcumin sử dụng trong DALOVI được chiết xuất từ nghệ vàng được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới SABINSA (USA), có chứng chỉ chống ung thư của Mỹ (Patent số 5,861,415).
* Bioperine: Được chiết xuất từ hạt tiêu đen được sản xuất và nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn SABINSA (USA), Bioperine làm tăng khả năng hấp thu của Curcumin lên tới 2000%.
Dược sĩ Hưng
Dalovi – Sự hồi sinh của dạ dày
Xem chi tiết tại đây.
Quý khách có thể tìm mua sản phẩm DALOVI tại tất cả các hiệu thuốc trên cả nước hoặc liên hệ trực tiếp tới văn phòng đại diện theo số điện thoại : 0903 235 129 – 04 3577 2507 để được tư vấn.
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi