Đầy bụng, trướng hơi, khó tiêu là nhóm triệu chứng thuộc về đường tiêu hóa, thường xuất hiện sau khi ăn uống, say tàu xe, thức đêm kéo dài hoặc các rối loạn tiêu hóa khác. Tùy theo đối tượng, nguyên nhân mắc phải mà có biểu hiện với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Đầy bụng, trướng hơi tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh.
Đầy bụng – Trướng hơi : Nguyên nhân và cách khắc phục
VẬY CHỨNG ĐẦY BỤNG – TRƯỚNG HƠI LÀ GÌ, TRIỆU CHỨNG NHƯ THẾ NÀO?
Hiện tượng đầy bụng, trướng hơi là hiện tượng lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột, người bệnh cảm thấy vùng bụng trướng to, căng tức, khó thở và có cảm giác no sau khi ăn, dù chỉ ăn với số lượng rất ít . Đây là một trong những chứng bệnh rất thường gặp do sự dư thừa chất khí mà cơ thể tự sản sinh.
ĐẦY HƠI, TRƯỚNG BỤNG CÓ BIỂU HIỆN CHÍNH NHƯ THẾ NÀO?
Những người bị bệnh đầy hơi, trướng bụng thì hơi được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn không ra ngoài theo đường hậu môn (trung tiện) mà lại đi ngược lên thực quản do cơ thắt thực quản bị giãn ra và được đưa ra ngoài bằng đường miệng bởi triệu chứng ợ. Triệu chứng chính là đầy hơi, trướng bụng, ậm ạch khó chịu. Những người có hội chứng dạ dày thì ngoài đầy hơi, trướng bụng còn có ợ hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ, có lúc buồn nôn hoặc nôn (do viêm chít hẹp môn vị gây ứ đọng), phân lúc lỏng, lúc đặc hoặc có khi táo bón. Bụng trướng, gõ rất trong và trung tiện nhiều lần (ở người bình thường hơi chứa trong ruột có khoảng 200ml và được đưa ra ngoài bình quân khoảng từ 14 – 25 lần trong một ngày đêm theo đường hậu môn do trung tiện).
Đầy bụng chướng hơi có thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới tính
NHỮNG PHIỀN MUỘN MÀ NGƯỜI BỆNH GẶP PHẢI
Bình thường , chúng ta thường kết thúc một bữa ăn khi cảm thấy no bụng, khoảng 30 phút sau khi ăn đã cảm thấy nhẹ nhàng và có thể tiếp tục các công việc thường ngày. Tuy nhiên ở một số người bị Trướng hơi, đầy bụng, khó tiêu thì dư âm của bữa ăn lại kéo dài, gây ra nhiều khó chịu :
Cảm thấy sợ khi ngồi vào bàn ăn, chán ăn, ăn không ngon, ăn có cảm giác nhanh no.
Khi ăn thấy vướng nghẹn vùng cổ họng, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn.
Bụng tức nặng ở phía trên, cảm giác óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi.
Thở phì phò, đi lại nặng nề, ợ hơi, buồn nôn, có thể nôn, và đau bụng râm ran.
Đôi khi có thể kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón.
Tình trạng trên có thể xảy ra sau một vài bữa ăn mà nguyên nhân do thức ăn thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu nó diễn ra thường xuyên, dài ngày thì sẽ gây ra tình trạng sợ ăn uống, giảm hấp thu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, cơ thể suy kiệt, những cảm giác khó chịu kéo dài còn ảnh hưởng đến tinh thần sinh ra cáu gắt, buồn phiền, làm việc nhanh mệt, không hiệu quả, làm cho cuộc sống chúng ta mất đi niềm vui và hạnh phúc.
NGUYÊN NHÂN CỦA ĐẦY BỤNG – TRƯỚNG HƠI
Có nhiều nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng , chủ yếu là mất cân đối thức ăn:
Mất cân đối thức ăn: Chúng ta ai cũng muốn có một bữa ăn ngon miệng, nhưng lại ít quan tâm đến việc ăn uống như thế nào để tốt cho sức khỏe của chính mình. Sau đây là một số loại thực phẩm khi ăn quá nhiều sẽ gây ra chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu:
Thức ăn giàu tinh bột (ngũ cốc): Ăn nhiều chất tinh bột mà cơ thể không đủ hệ thống men để chuyển hóa hết sẽ dẫn tới đầy bụng.
Ăn nhiều chất xơ (rau quả), các món xào rán nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn có nhiều gia vị :
Một số thức ăn hay gia vị khi ăn vào dạ dày tạo nên một phản xạ gây co thắt lỗ thực quản dưới dễ gây nên ợ hơi (hành, tỏi…)
Sử dụng quá nhiều chất kích thích cà phê, rượu, bia, thuốc lá…hoặc đồ uống có gas.
Thói quen ăn uống tùy tiện, không khoa học cũng là một nguyên nhân dẫn đến đầy bụng, trướng hơi
Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ, nuốt vội vàng (khi uống nước dễ nuốt cả hơi vào dạ dày);
Ăn xong vội vàng đi nằm nghỉ ngay.
Ăn uống tùy tiện không đúng bữa – đúng giờ.
Một số người đặc biệt trẻ em vừa ăn uống vừa xem phim nên nuốt nhiều không khí gây chướng hơi trong bụng.
Ăn uống không khoa học có thể gây đầy bụng chướng hơi
Thói quen ăn uống tùy tiện là một nguyên nhân dẫn tới đầy bụng – trướng hơi
Các bệnh và các tổn thương đường tiêu hóa:
– Rối loạn đường tiêu hóa:
Độc tố từ các loại thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm Helicobacter Pylori một loại vi khuẩn gây loét dạ dày- tá tràng.
Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa.
Một số trẻ do khả năng dung nạp lactose (có nhiều trong sữa) kém cũng gây chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu.
– Một số bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng đến khả năng co bóp tống đẩy thức ăn.
Viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày-tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày ảnh
– Bệnh tuyến tụy tạng gây giảm tiết men tụy, bệnh sỏi mật, viêm gan đẫn đến suy giảm chức năng gan-mật, giảm bài tiết mật và enzym tiêu hóa.
– Bệnh viêm đại tràng co thắt (hội chứng viêm đại tràng kích thích), bệnh giảm nhu động ruột gây đầy hơi, trướng bụng bởi vi khuẩn lên men tinh bột tồn tại lâu ngày trong lòng đại tràng;
– Do ứ phân lâu ngày như trong bệnh táo bón hoặc sau một số phẫu thuật về đường tiêu hóa như phẫu thuật dạ dày, đại tràng…
– Rối loạn hệ thống vi khuẩn chí trong đường tiêu hóa (loạn khuẩn) làm cho thức ăn không đủ men để chuyển hóa thức ăn gây ứ đọng, lên men và sinh hơi.
– Bệnh trào ngược thực quản ngoài đầy hơi, trướng bụng còn gây nóng rát phía sau xương ức, ợ nóng, ợ hơi, ợ ra cả nước trong.
Tác dụng phụ của một số thuốc:
– Một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột), ví dụ như dùng thuốc trong bệnh suy tuyến giáp trạng, trong bệnh tăng huyết áp hoặc thuốc dùng chữa bệnh trầm cảm…
– Các loại thuốc như kháng sinh, giảm đau , kháng viêm, tiểu đường, huyết áp, thuốc tránh thai…cũng gây ra hiện tượng đầy bụng, trướng hơi.
Các yếu tố khác
– Rối loạn vận động nhu động ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) làm cho dạ dày lúc nào cũng đầy thức ăn và thức ăn xuống ruột chậm gây cho việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn hoặc do rối loạn bài tiết dịch mật (viêm, tắc đường dẫn mật…).
– Rối loạn hấp thu: ở trẻ em những trường hợp đau bụng không tìm thấy nguyên nhân khác thì có tới 40% là do rối loạn hấp thu sữa.
– Các bệnh thuộc về hệ thống tâm thần – thần kinh: những người hay lo âu, thần kinh căng thẳng, gặp nhiều stress cũng có thể gây đầy hơi, trướng bụng.
“Khi bác sĩ không thể tìm thấy nguyên nhân gây ra chướng hơi, đầy bụng, khó tiêu, bệnh nhân có thể mắc chứng rối loạn tiêu hóa chức năng, một chứng làm suy yếu khả năng co bóp, tiêu hóa thức ăn của dạ dày và khó chuyển thức ăn xuống ruột non có thể gây ra”.
LÀM GÌ KHI BỊ ĐẦY HƠI, TRƯỚNG BỤNG?
Khi bị đầy hơi, trướng bụng cần thiết phải đi khám bệnh để xác định nguyên nhân. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện theo các gợi ý dưới đây để giảm thiểu triệu chứng đầy bụng :
Ăn uống
Ăn uống đóng vai trò khá quan trọng. Cần ăn chậm, nhai kỹ, không nuốt vội vàng, không ăn no quá. Tránh không ăn một số loại thức ăn có khả năng gây đầy hơi (những thức ăn này cũng có sự khác nhau ở cơ địa từng người). Nên ăn những thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn chua, cay, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá. Nên hạn chế ăn kẹo, bánh ngọt. Nên ăn nhiều rau xanh như rau khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau muống.
Các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi
Một số thực phẩm có thể gây đầy hơi, trướng bụng do chứa hợp chất thúc đẩy sự hình thành khí trong ruột:
Các loại Đậu: Đỗ, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu nành và các sản phẩm đậu nành thường gây sinh khí và các thực phẩm chế biến sẵn có chứa protein thực vật. Nếu thấy sau khi ăn những thực phẩm này, bụng khó chịu thì cần phải đọc nhãn thực phẩm kỹ trước khi ăn.
Các loại đậu dễ gây đầy hơi
Sữa và các sản phẩm sữa: sữa, kem, pho mát, và các loại thực phẩm có chứa sữa hoặc pho mát có thể gây ra vấn đề, đặc biệt nếu bệnh nhân không dung nạp lactose.
Một số loại rau củ dễ gây dầy hơi : rau họ cải (bắp cải, bông cải xanh, mầm, súp lơ), dưa chuột, hành tây và tỏi sống, măng tây, khoai tây và củ cải thường thúc đẩy sản xuất khí trong cơ thể. Tuy nhiên, việc nấu chín hành tây, tỏi thì có thể sẽ không bị triệu chứng này.
Một số loại hoa quả: Trái cây sấy khô thường giúp nhuận tràng nhưng lại ảnh hưởng không tốt tới hệ thống tiêu hóa. Nếu không dung nạp fructose, bạn sẽ phải từ bỏ tất cả các loại hoa quả, nước trái cây và sản phẩm chế biến có chứa trái cây hay đường fructose.
Thực phẩm có lúa mỳ: Tất cả bánh mỳ, bánh quy giòn, bánh quy, ngũ cốc và bánh ngọt có chứa lúa mỳ có thể góp phần hình thành khí trong hệ tiêu hóa ở những người nhạy cảm với thực phẩm này.
Chất béo: Các loại thực phẩm chiên kỹ, thực phẩm béo ngậy có thể gây khó tiêu.
Nước giải khát: Các khí trong đồ uống có ga và một số loại rượu có thể tăng lượng khí và cũng cần phải tránh.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày , tránh để bám các chất cặn bã ở chân răng, trong khoang miệng. Ăn xong chưa vội đi nằm ngay hoặc ngồi lâu mà nên đi lại nhẹ nhàng.
Tập luyện
Ngoài bữa ăn có thể dùng tay xoa bóp bụng (mát xa) để làm tăng nhu động của dạ dày, ruột giúp cho việc tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh ứ đọng thức ăn nhiều ngày.
Tập luyện nhẹ nhàng cũng như massage bụng để làm tăng nhu động của dạ dày
Cần có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng để làm tăng nhu động ruột một cách hợp sinh lý bình thường như đi bộ, chơi cầu lông, tập hít thở để cơ hoành vận động làm tăng nhu động của dạ dày và ruột. Đi bộ cũng là một hình thức thư giãn loại bỏ stress.
Đặc biệt, đối với bệnh nhân bị đầy bụng trướng hơi nên bổ sung một lượng men tiêu hóa sống có ích để giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại men tiêu hóa sống, xong 1 loại men tiêu hóa sống tốt phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
– Phải là chủng vi sinh vật được định tên rõ ràng, có hoạt lực mạnh nhất như Lactobacilus acidophilus La-5, Bifidobacterium Bb-12 và Streptococcus thermophilus TH-4.
– Hàm lượng của các chủng vi sinh vật này phải từ 107 Cfu trở lên.
– Các chủng vi sinh vật này phải đảm bảo sống sót khi bảo quản tại các nhà thuốc. Điều này chỉ có thể được đảm bảo nếu men tiêu hóa sống được sản xuất bởi công nghệ bao vi nang, đặc biệt là công nghệ Polysaccharide Matrix.
– Các chủng vi sinh vật này cộng sinh và phát huy tác dụng tại ruột non là nơi có độ PH ≈ 6.5. Do vậy các chủng vi sinh vật này phải sống sót khi đi qua dạ dày là nơi có độ PH ≈ 1.5. Điều này chỉ có thể được đảm bảo nếu men tiêu hóa sống được sản xuất bởi công nghệ bao vi nang, đặc biệt là công nghệ Polysaccharide Matrix.
Các chủng vi khuẩn có ích giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Dược sỹ Như
Bài viết liên quan
- Điều trị thoái hóa khớp với liệu pháp hay
- U xơ cổ tử cung và một số thông tin…
- Những điều cần biết về chứng nóng gan
- Phòng ngừa táo bón cho trẻ trong độ tuổi đi…
- Điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thiếu cân?
- MỘT SỐ LOẠI THỰC PHẨM HỖ TRỢ CẢI THIỆN THỊ…
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rụng tóc và ngứa…
- Cứng khớp do thiếu canxi