Những trẻ bú mẹ sẽ đi đại tiện thường xuyên hơn, nhưng với những trẻ uống sữa công thức thì có thể đến 3 hay 4 ngày bé mới đi đại tiện một lần. Ngoài ra, hầu hết trẻ đều khó khăn khi chúng đi đại tiện, vì chúng phải nằm và không thể sử dụng trọng lực để đẩy phân ra ngoài. Các dấu hiệu của trẻ bị táo bón bao gồm: phân cứng hay giống viên sỏi, có máu trong phân và khóc khi đi đại tiện. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và cách điều trị cho bé. Thông thường thì bác sĩ sẽ khuyên bố mẹ thay đổi chế độ ăn cho trẻ.
Nguyên nhân
Sổ tay Sức khỏe Gia đình của Merck Manual lưu ý rằng, phần lớn trẻ sơ sinh bị táo bón là do mất nước, không đủ hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn, hay thay đổi loại sữa. Một số nguyên nhân ít phổ biến hơn như: trẻ bị mắc bệnh Hirschsprung, bệnh xơ nang hoặc nhược giáp. Một số loại thuốc cũng có thể gây táo bón cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả thuốc kháng cholinergic và thuốc kháng histamine .
Chất lỏng
Một trẻ bị mất nước cần được tăng lượng nước uống hàng ngày. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và thức ăn bé được ăn, bác sĩ có thể khuyên cho trẻ uống nước, nước ép để bổ sung. Nếu bố mẹ cho bé uống một loại sữa mới, thức ăn đặc hay sữa bò thì bác sĩ sẽ khuyên nên chuyển lại về chế độ ăn ban đầu. Bố mẹ nên lưu ý rằng trẻ dưới 6 tháng tuổi nên được tăng cường chất lỏng từ sữa công thức hay sữa mẹ.
Chất xơ
Nếu bé nhà bạn đang ăn dặm, ngoài sữa công thức, bác sĩ có thể khuyên bạn thay đổi chế độ ăn cho trẻ để tăng cường lượng chất xơ. Các loại thực phẩm giàu chất xơ cho trẻ bao gồm : mơ, đào, lê, mận, rau bina, đậu, đậu Hà Lan, mận và một số ngũ cốc. Bé không nên ăn chuối vì chúng sẽ khiến chứng táo bón trở nên nặng hơn. Nếu như sau khi thay đổi chế độ ăn mà trẻ vẫn bị táo bón kèm theo đó là các triệu chứng như: ói mửa, sốt, khó chịu, chán ăn, bơ phờ hay có máu trong phân, thì bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay.
Phương pháp điều trị không ăn kiêng
Bố mẹ không được cho bé uống thuốc nhuận tràng, dầu khoáng, hay thuốc thụt mà không có sự chấp thuận và hướng dẫn rõ ràng của bác sĩ nhi khoa. Để giúp trẻ bị táo bón đi đại tiện dễ dàng và ít bị đau hơn, bố mẹ có thể bôi một ít thuốc bôi trơn có nước ( theo bác sĩ) vào hậu môn của bé. Tắm nước ấm thường xuyên cũng có thể giúp giảm các triệu chứng táo bón, và không được để bé ở phòng tắm một mình. Nếu thay đổi chế độ ăn uống không giải quyết được táo bón, bố mẹ nên làm theo các tư vấn và hướng dẫn mà bác sĩ khuyến cáo một cách chính xác để bé nhanh khỏe trở lại.
Dược sĩ Hưng
SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN
Xem chi tiết sản phẩm tại đây.
Bài viết liên quan
- Những vitamin và chất khoáng quan trọng nhất cho não
- Bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ
- Thiếu Oxy não là gì?
- Điều nên biết về U xơ tử cung
- Chăm sóc gan và một số điều cần lưu ý
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng thực phẩm
- Viêm khớp ngón tay cái
- Bệnh về gan gây cản trở khả năng đi lại
- Liệu ăn quá nhiều chất xơ có bị co thắt…
- Hỗ trợ đường tiêu hóa bằng men vi sinh