HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN: 1900545562 (Từ: 8:00 - 17:00)

    Tin sức khỏe

    Bí ẩn và lời giải trong điều trị táo bón

    Táo bón là một căn bệnh phổ biến, hầu như ai cũng mắc, nhưng không phải ai cũng biết rõ về nó cũng như cách phòng tránh và chữa trị chứng bệnh này.

    Làm sao để biết mình bị táo bón?

    Trước hết, để xác định có bị táo bón hay không, các bạn nên biết khái niệm bình thường, không bị táo bón khác nhau với nhiều người. Có những người đi tới ba lần một ngày, có người đi 3 lần một tuần. Mặc dù thông thường, người ta thường đi cầu ngày một lần nhưng vài ngày mới đi một lần cũng không sao.

    tao-bon-1

    Sự khác biết giữa người của người bình thường và người bị táo bón

    Chỉ coi là táo bón là khi bạn đi cầu chưa đến ba lần một tuần, và táo bón nặng nếu bạn đi cầu ít hơn một lần một tuần và bạn phải cần trợ giúp y tế khi bị táo bón đột ngột hoặc bị táo hơn 2 tuần.

    Một số người cho rằng táo bón sẽ khiến cơ thể hấp thụ ngược lại độc tố trong phân. Người ta cho rằng nó là nguyên nhân của chứng bệnh viêm khớp, hen suyễn và ung thư ruột kết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng gì về việc phân gây ngộ độc ngược cho cơ thể hay việc thụt rửa đại tràng, thuốc nhuận tràng hay các dung dịch thụt tháo có thể ngăn ngừa ung thư và các chứng bệnh khác.

    Bí ẩn và sự thật quanh chứng táo bón

    Thông thường táo bón không đáng ngại nhưng táo bón lâu năm có thể là biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng. Đôi khi, nó thể hiện rằng của tuyến giáp hoạt động kém hay mắc chứng tiểu đường. Chứng bệnh Parkinson, đột quỵ, hoặc tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây ra táo bón. Trong các trường hợp hiếm gặp hơn, nó có thể là tín hiệu cảnh báo của ung thư trực tràng hay bệnh tự miễn dịch. Hãy nhớ tới gặp bác sĩ khi triệu chứng táo bón kéo dài hơn hai tuần và khi đi ngoài, phân có lẫn máu, hay bụng quặn đau dữ dội khi đi cầu hoặc giảm cân đột ngột không giải thích được.

    Nếu bạn không thể dung nạp đường đường lactose thì uống sữa không cũng có thể gây táo bón. Một nghiên cứu cho thấy giữa bệnh táo bón và chứng không thể dung nạp đường lastose ở trẻ em có liên quan đến nhau. Phần lớn những người không thể dung nạp đường lastoe cũng có thể uống một ít sữa mỗi ngày cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ ngay khi bị táo bón dù chỉ uống một lượng sữa nhỏ.

    images

    Phim chụp siêu âm, phóng to của người bị táo bón

    Nuốt nhầm kẹo cao su với một lượng lớn và nhiều viên trong thời gian ngắn có nguy cơ dẫn đến tắc ống tiêu hóa và táo bón ở trẻ em. Tuy nhiên, trường hợp này là rất hãn hữu vì kẹo cao su là chất không tiêu hóa được nên nó thường được tống ra khỏi cơ thể theo phương pháp thông thường.

    Du lịch có thể thay đổi thói quen hàng ngày và chế độ ăn uống của bạn, gây ra chứng táo bón. Tránh chứng táo bón do thiếu nước bằng cách uống nước, đặc biệt khi đang du lịch bằng đường không. Lời khuyên nho nhỏ để tránh bị táo bón cho khách du lịch là hãy tập thể dục, ít uống rượu và ăn nhiều trái cây, rau quả .

    Trầm cảm có thể khiến táo bón trở nên tệ hơn nhiều. Cố gắng giảm căng thẳng bằng các phương pháp như thiền, tập yoga, phản hồi sinh học hay các kỹ thuật thư giãn. Đồng thời xoa bóp vùng bụng có thể giúp các cơ thư giãn và hỗ trợ đường ruột, thúc đẩy việc đi cầu.

    Có thể bạn quá bận rộn nên không dành thời gian đi cầu hoặc bạn chờ cho đến khi về nhà mới giải quyết. Tuy nhiên, lờ đi nhu cầu đó chỉ khiến bạn thấy không thoải mái thậm chí khiến chứng táo bón nặng hơn vì các tín hiệu báo hiệu nhu cấu sẽ dần suy yếu theo thời gian. Luôn đi theo tiếng gọi của tự nhiên là cách tốt nhất để bạn bảo vệ mình

    Một số loại thuốc giảm đau, chống trầm cảm, kiểm soát huyết áp cao và chứng bệnh Parkinson có liên quan đến táo bón. Quá nhiều chất calcium và sắt có thể dẫn đến táo bón. Các viên bổ trợ calcium, đặc biệt khi dùng với các viên bổ sung hay thuốc khác cũng có thể gây vấn đề táo bón. Hãy chia sẻ nỗi lo với bác sĩ của bạn để giảm nguy cơ bị táo bón.

    Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cải thiện chứng bệnh táo bón

    Không có đủ chất xơ trong chế độ dinh dưỡng có thể dẫn tới táo bón. Vậy để ngăn chứng táo bón, phải tiêu thụ ít nhất 20 gram một ngày, càng nhiều càng tốt. Ăn nhiều hoa quả và rau, thay gạo trắng, bánh mì và mì ống bằng những sản phẩm từ lúa mì. Chất xơ không hòa tan càng tốt hơn vì nó không hòa tan trong nước và thúc đẩy phân đi qua ruột kết nhanh hơn. Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, ngũ cốc là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ tốt nhất. Trái cây sấy khô cũng là phương pháp trị táo bón tự nhiên. Mận khô có thể ngăn ngừa và cải thiện chất táo bón do có chất xơ hòa tan giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể.

    Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước, có thể dẫn đến táo bón. Lời khuyên dành cho bạn là hãy uống ít nhất từ 2 đến 4 cốc nước mỗi ngày. Chất lỏng có thể giúp giữ cho phân mềm mại, giúp ngăn ngừa và giảm bớt táo bón. Hạn chế thức uống chứa chất cafe hoặc cồn vì sử dụng quá nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước. Café có thể gây táo bón vì thực chất, nó tương đương như thuốc lợi tiểu, hút chất lỏng khỏi phân. Nếu bạn bị táo bón, hãy tránh xa café, rượu và trà có chứa cafein và cola.

    Vận động ít cũng có thể gây táo bón. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp nhu động ruột hoạt động thường xuyên, giảm căng thẳng. Đi bộ, tập yoga và thể dục giúp bạn đỡ táo bón.

    Một số biện pháp điều trị có thể khiến bệnh táo bón trở nên nặng hơn

    Phương pháp thụt và rửa đại tràng tạm thời loại bỏ chất thải khỏi cơ thể nhưng không phải là cách hiệu quả để ngăn chặn và chữa táo bón. Thậm chí lạm dụng nó còn gây chứng táo bón ở người lớn tuổi. Thụt rửa đại tràng, thực hiện bằng cách vệ sinh đại tràng và trị liệu có thể làm hỏng đại tràng và dẫn đến nhiều chứng bệnh khác.

    thut-rua-dai-trang

    Thụt rửa đại tràng có nguy cơ khiến đại tràng bị tổn thương hơn là chữa trị táo bón

    Thuốc nhuận tràng quá mức và trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến tiêu hóa. Táo bón thường kéo dài một vài ngày, hiếm khi quá nghiêm trọng nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu phải dùng thuốc nhuận tràng hơn hai tuần. Lạm dụng thuốc nhuận tràng khiến cơ thể khó có thể hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí hỏng cơ ruột và gây táo bón.

    Ngoài ra, đi ngoài ra máu không phải lúc nào cũng quá nghiêm trọng, nhưng bạn nên xin sự tư vấn từ bác sĩ. Máu đỏ tươi thường là do trĩ hay niêm mạc hậu môn bị rách. Táo bón và gắng sức trong quá trình đi cầu cũng có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu. Các cục máu đen và máu đông có thể là do bệnh trong đường tiêu hóa. Vậy nên, hãy luôn nhớ gọi bác sĩ khi thấy có triệu chứng lạ.

    Kết luận

    Muốn chữa trị chứng táo bón triệt để, đừng trông chờ kết quả ngay, đây không phải chuyện một sớm một chiều mà phải kiên trì. Bạn hãy yên tâm sau vài ngày áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh với lượng chất xơ thường xuyên và làm theo quy định của bác sĩ, bạn sẽ thấy có sự cải thiện rõ rệt với chứng táo bón của mình.

    Dược sĩ Hưng


    santafe-tao-bon

    SANTAFE – XUA TAN NỖI LO TÁO BÓN

    Xem chi tiết sản phẩm tại đây.

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    giai-doc-gan-an-binh

    Khách hàng nhận xét

    Tôi đã mua Canxi King cho cháu nhà tôi uống. Sản phẩm rất tốt và dễ uống.
    Nguyễn Minh, Khu D8, Thành Công, Đống Đa, Hà Nội
    Khi sử dụng V-Sorento – Hỗ trợ chữa trị viêm đại tràng, các triệu trứng viêm đại tràng của tôi đã được cải thiện rõ rêt.
    Nguyễn Cường, 60 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Khi dùng Grathozi – Trị nấm âm đạo, bệnh của tôi đã thuyên giảm và khỏi hẳn sau 7 ngày.
    Thu Hương